DẠ CỔ HOÀI LANG – TRĂM NĂM NHÌN LẠI

  • 02/02/2024
  • Một đêm tiếng tơ lòng từ lâu không thể cùng ai san sẻ chực thành câu ca hòa điệu đàn kìm của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu … Ấy thế mà đến nay trăm năm rồi thì phải? Trăm năm trôi qua – một thế kỷ – “Dạ cổ hoài lang” đã đi theo dọc dài gần như suốt cùng lịch sử cải lương – vinh quang đã rực rỡ – trăn trở cùng bao thế hệ nghệ sỹ cải lương và sẽ còn sống tiếp – như một dòng máu chảy mãi trong nghệ thuật truyền thống.

    Một tiếng tơ lòng!

    Một điệu đàn kìm!

    Một mối tình chung!

              Một đêm tiếng tơ lòng từ lâu không thể cùng ai san sẻ chực thành câu ca hòa điệu đàn kìm của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu … Ấy thế mà đến nay trăm năm rồi thì phải?

    Trăm năm trôi qua – một thế kỷ – “Dạ cổ hoài lang” đã đi theo dọc dài gần như suốt cùng lịch sử cải lương – vinh quang đã rực rỡ – trăn trở cùng bao thế hệ nghệ sỹ cải lương và sẽ còn sống tiếp – như một dòng máu chảy mãi trong nghệ thuật truyền thống.

    Năm 1917, “Dạ cổ hoài lang” – tiền thân của bài vọng cổ ngày nay được ra đời trong hoàn cảnh đó và được đưa lên sân khấu lần đầu bởi gánh hát Năm Tú ở Mỹ Tho, rồi rộng rãi được sử dụng trong nhiều tuồng cải lương, rồi cứ được chuyển dần thành nhiều nhịp. Từ nhịp hai tăng lên nhịp tư năm 1924, rồi lên nhịp tám vào khoảng năm 1934 đến 1944, đến khoảng 1944 đến 1954 tăng lên nhịp 16, rồi lên nhịp 32 vào năm 1955 đến 1964, từ năm 1965 là nhịp 64 cho đến nay.

    Caption

    Bài “Dạ cổ hoài lang” ban đầu được viết 22 câu, sau được chỉnh sửa còn lại 20 câu:

    Từ là từ phu tướng
    Bảo kiếm sắc phong lên đàng
    Vào ra luống trông tin nhạn
    Đêm năm canh mơ màng

    Em luống trông tin chàng
    Cho gan vàng quặn đau í à

    Đường dầu xa ong bướm
    Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
    Còn đêm luống trông tin bạn
    Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu

    Vọng phu vọng luống trông tin chàng
    Lòng xin chớ phụ phàng

    Chàng là chàng có hay
    Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
    Bao thuở đó đây sum vầy
    Duyên sắt cầm đừng lợt phai í ơ

    Nguyện, là nguyện cho chàng
    Nguyện cho chàng đặng chữ an – bình an
    Mau trở lại gia đàng
    Cho én nhạn hiệp đôi.

    Có lẽ trong cuộc đời của người nghệ sỹ cải lương không ai không có ít nhất một lần hát bài “Dạ cổ hoài lang” – không biết kiếp con tằm họ đã thấy gì trong từng lời ca, nỗi lòng đó, có đồng cảm không? Có ai hoài không? Có xót xa không? Có thiêng liêng không? Bởi trăm năm qua rồi, bao cuộc bể dâu qua rồi, bản vọng cổ hay bài hoài lang còn lớn tuổi hơn cả người hát nữa? Có giây phút nào ngậm ngùi người nay nhớ đến người xưa, trân trọng, xúc động dành cho người bạn lớn của mình một tôn kính khi thể hiện không?

    Sankhauonline.vn

    Bài viết liên quan